vua-xay-chong-tham

Tính chất cơ bản của vữa

Các tính chất cơ bản của vữa trát

1.Tính bám dính

Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của chất kết dính và tỷ lệ pha trộn, khi trộn vữa phải cân đong đủ liều lượng vật liệu thành phần, phẩm chất của vật liệu phải đảm bảo tốt đồng thời vữa phải được trộn đồng đều, kỹ.
Ngoài ra tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của vật liệu xây, mặt trát, láng, lát, ốp.

2.Tính chống thấm

Vữa trát ở mặt ngoài khối xây của công trình chịu áp lực nước cần phải có tính chống thấm tương ứng.
Tính chống thấm được xác định bằng cách cho mẫu vữa dày 2 cm chịu áp lực nước lúc đầu 0,5 atm, sau 1 giờ tăng lên 1 atm, sau 2 giờ tăng 1,5 atm, sau 3 giờ tăng 2 atm rồi để 24 giờ mà nước không thấm qua thì coi là vữa có tính chống thấm.

vua-xay-chong-tham

3.Cường độ chịu lực

Vữa có khả năng chịu nhiều loại lực khác nhau nhưng khả năng chịu nén là lớn nhất. Do đó cường độ chịu nén là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của các loại vữa thông thường.

Cường độ chịu nén của vữa được xác định bằng thí nghiệm các mẫu vữa hình khối có cạnh 7,07cm. Dựa trên cường độ chịu nén mà định ra mác vữa.
Mác vữa là trị số giới hạn cường độ chịu nén trung bình của những mẫu vữa hình khối lập phương có cạnh 7,07 cm, được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn (to = 27± 2oC, còn độ ẩm thì tùy thuộc vào loại chất kết dính sử dụng trong vữa).
Theo tiêu chuẩn TCVN 4314 – 1986, có các loại mác vữa thông dụng sau :
4 ; 10 ; 25 ; 50 ; 75 ; 100 ; 150 ; 200 ; 300.
Cường độ chịu lực của vữa phụ thuộc vào loại chất kết dính, lượng chất kết dính, tỷ lệ nước/chất kết dính, chất lượng của cát, điều kiện bảo dưỡng và thời gian cứng rắn.Vữa xây và vữa hoàn thiện đều phải thảo mãn yêu cầu về khả năng chịu lực như quy định trong bảng 1.

Mác vữaGiới hạn bền nén trung bình nhỏ nhất, kG/cm2Giới hạn bền nén trung bình lớn nhất, kG/cm2
449
101024
252549
505074
757599
100100149
150150199
200200299
300300

Giới hạn bền chịu nén của vữa được thử bằng cách nén vỡ các mẫu vữa hình lập phương kích thước 7,07 x 7,07 x 7,07 cm hoặc các nửa mẫu dầm sau khi chịu uốn.
Xác định bằng các mẫu lập phương có kích thước 7,07 x 7,07 x 7,07 cm.
Khi hỗn hợp vữa có độ lưu động nhỏ hơn 4 cm, mẫu được đúc trong khuôn thép có đáy, còn nếu hỗn hợp vữa có độ lưu động lớn hơn 4 cm thì mẫu được đúc trong khuôn thép không có đáy.

4.Sau khi tạo hình mẫu được bảo dưỡng như sau:

Với vữa dùng chất kết dính là xi măng các mẫu được để trong khuôn ở môi trường ẩm có độ ẩm trên mặt mẫu trên 90% và nhiệt độ 27 ± 20C thời gian từ 24 đến 48 giờ rồi tháo khuôn.

Sau khi tháo khuôn các mẫu được bảo quản thêm 3 ngày trong môi trường ẩm có độ ẩm trên mặt mẫu trên 90%, nhiệt độ 27 ± 2oC.

Thời gian còn lại cho đến lúc thử mẫu vữa được bảo dưỡng trong không khí ở nhiệt độ 27± 20C và độ ẩm tự nhiên đối với vữa để xây trong môi trường khô, còn đối với vữa xây trong môi trường ẩm thì vữa được ngâm trong nước.
Với vữa có dùng chất kết dính rắn trong không khí các mẫu được để trong khuôn ở môi trường phòng thí nghiệm có nhiệt độ 27 ± 2 độ C thời gian 72 giờ rồi tháo khuôn.

Sau khi tháo khuôn các mẫu được bảo dưỡng trong môi trường không khí ở nhiệt độ 27 ± 2 độ C và độ ẩm tự nhiên.
Sau khi bảo dưỡng đủ số ngày quy định các mẫu vữa được đem nén. Kết quả của phép thử được tính bằng trung bình cộng giá trị của 3 hoặc 5 viên mẫu thử.

Sai số kết quả của từng viên mẫu với giá trị trung bình không được vượt quá ± 15% với mẫu tạo hình và dưỡng hộ trong phòng thí nghiệm và không vượt quá ± 20% với các mẫu chế tạo tại công trường.

Nếu 2 trong 3 hoặc 3 trong 5 viên mẫu thử không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thực hiện lại.

5.Xác định bằng các nửa mẫu dầm sau khi chịu uốn:

Để xác định cường độ chịu nén của vữa người ta cũng có thể sử dụng các nửa mẫu dầm sau khi chịu uốn, mẫu dầm có kích thước 160 x 40 x 40.
Để chuyển giới hạn bền chịu nén của vữa xác định bằng cách thử nửa mẫu dầm sang giới hạn bền chịu nén xác định bằng các mẫu lập phương cùng điều kiện chế tạo và bảo dưỡng như nhau thì nhân với hệ số 0,8 cho các mẫu vữa mác dưới 100.

Với vữa mác từ 100 trở lên thì giới hạn bền nén của các mẫu nửa dầm đúng bằng giới hạn bền nén của các mẫu lập phương.

TinhchatcobancuaVuaxaytrat

5/5 - (1 bình chọn)
Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:
fb-share-icon989
Tweet 2k

Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng





    • Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

    • 094.66.15.840

    • sales@oct.vn

    bài viết liên quan

    thi cong lap dat san BubbleDeck

    Thi Công sàn BubbleDeck

    Quá Trình Thi Công Sàn Bóng BubbleDeck Công nghệ này ở Việt Nam đã áp dụng, tự sản xuất và...

    Xem chi tiết
    vua chong tham mova

    Vữa chống thấm Mova

    Dựa trên nguyên lý khoa học thì một trong những nguyên nhân làm cho các kết cấu của ngôi nhà...

    Xem chi tiết
    ran-chac-ximang-pooc-lang

    Lý thuyết về sự rắn chắc của xi măng pooc lăng

    Lý thuyết về sự rắnchắc của xi măng pooc lăng Phản ứng thuỷ hoá Khi nhào trộn xi măng với...

    Xem chi tiết
    tinh chat cua go

    Tính chất cơ bản của vật liệu gỗ

    Tính chất cơ bản của vật liệu gỗ Gỗ có cấu tạo không đẳng hướng nên tính chất cơ học...

    Xem chi tiết
    xu ly vet nut cau rong

    Xử lý nứt bê tông tại Cầu Rồng

    Xử lý vết nứt bê tông rạn chân chim tại Cầu Rồng Ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban QLDA...

    Xem chi tiết
    do-be-tong-san

    Phương pháp thi công sàn bê tông

    Thi Công Sàn Bê Tông Nền Nhà Xưởng Tiêu Chuẩn Bê tông được hình thành khi trộn các thành phần:...

    Xem chi tiết