son bot tinh dien

Sơn bột tĩnh điện

Hướng Dẫn Sơn Phủ Bề Mặt Vật Liệu

Xem chi tiết về an toàn sơn phủ bề mặt vật liệu Phân loại Sơn trong xây dựng

I.Yêu cầu đối với nguyên vật liệu và bán thành phẩm

1.Trong chứng từ kèm theo vật liệu sơn, bột sơn, dung môi, chất pha loãng, chất đóng rắn, các bán thành phẩm dùng để rửa, khử dầu mỡ và đánh bóng phải ghi cụ thể hàm lượng phần trăm của các chất đặc biệt nguy hiểm và những hơi độc phát sinh khi sử dụng các loại đó.

2.Khi sử dụng những vật liệu sơn có thông số đặc trưng cho sự cháy (Nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ giới hạn cháy, nhiệt độ tự cháy, khả năng tự bốc cháy, phạm vi, trọng lượng và thể tích tạo thành sự cháy), tính chất độc hại, các biện pháp phòng ngừa thì những thông số này phải nêu trong văn bản kĩ thuật.

Khi rửa và khử dầu mỡ các chi tiết, các vật được sơn, phải dùng những chất không cháy và ít độc hại. Tr|ờng hợp đặc biệt cần sử dụng các chất cháy thì phải được sự đồng ý của cơ quan phòng chữa cháy, đồng thời phải có biện pháp phòng cháy tích cực và cụ thể

buong-son-bot-tinh-dien

II.Yêu cầu đối với việc bố trí thiết bi sản xuất và tổ chức nơi làm việc

1.Các thiết bị sản xuất phải bố tri hợp lí để ng|ời công nhân thao tác thuận tiện và phân tán an toàn khi có sự cố.

2.Giữa các thiết bị phải đảm bảo khoảng cách an toàn để loại trừ tác động nguy hiểm và có hại do các yếu tố sản xuất gây nên.

3.Chiều rộng của các lối qua lại không được nhỏ hơn 0,7 m.

4.Chiều rộng của lối vào để tiến hành sửa chữa, kiểm tra thiết bị không đ|ợc nhỏ hơn 0,8 m.

5.Các thiết bị điện dùng trong công việc sơn phải trang bị phù hợp với những phòng đã xếp hạng vể cháy nổ. Việc bố trí cũng như vận hành các thiết bị điện phải theo đúng các quy định về an toàn điện đã ban hành.

6.Khi tổ chức nơi làm việc cho công nhân, phải chú ý đến các yêu cầu về công thái học (ecgonomic) và đảm bảo thao tác thuận lợi.

Lượng bụi sơn xì ra khi sử dụng thiết bị sơn bằng khí nén không được vượt quá giới hạn đã quy định.

quy-trinh-son-tinh-dien

III.Yêu cầu đối với việc bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu và phế liệu sản xuất

 1.Các loại sơn, dung môi, chất pha loãng, chẩt đóng rắn, dung dịch khử và rửa mỡ, chất đánh bóng phải đ|ợc bảo quản trong các kho riêng hoặc trong các tầng hầm (đối với dung môi), ở đó phải có thiết bị thông gió và phương tiện phòng chữa cháy. Những chất dễ phản ứng với nhau phải để riêng biệt.

2.Các loại sơn và vật liệu sử dụng trong quá trình chuẩn bị bề mặt của vật được sơn cần được chuẩn bị tập trung trong những phòng riêng có thiết bị thông gió và ph­ương tiện phòng chống cháy.

2.1.Các loại sơn, dung môi cần thiết sử dụng cho l ngày cần có nơi bảo quản riêng và ở đó phải đảm bảo an toàn cháy nổ.

3.Các loại sơn dung môi, chất pha loãng, chất đóng rắn, các chất dùng chế biến dung dịch rửa khử dầu mỡ, chất đánh bóng, phải có chứng từ kèm theo.

4.Các thùng chứa sơn (sơn nền, sơn lót, sơn men), dung môi, chất pha loãng, bán thành phẩm phải có nhãn hiệu, tên gọi và dung tích của nó. Đối với những loại sơn pha và những vật liệu đặc biệt nguy hiểm hoặc t|ơng đối nguy hiểm, phải ghi cụ thể số lượng hiện còn trong thùng. Thùng chứa phải chắc chắn, không thủng, có nắp đậy

5. Các loại sơn đã pha chế sẵn chỉ được đ|a đến nơi làm việc bằng đường ống hoặc thùng có nắp đậy kín.

6. Nếu không có điều kiện đưa sơn đến nơi làm việc bằng đ|ờng ống thì sau khi kết thúc công việc phải thu hồi sơn, dung môi, chất pha loãng còn thừa vào các thùng kín và để trong phòng chuẩn bị hoặc trong kho. Các vật liệu không còn sử dụng được nữa phải xử lí.

7. Việc cọ rửa các thùng l|ờng, thùng chứa, các dụng cụ sơn phải tiến hành ở chỗ đã quy định và ở đó phải có thiết bị thông gió.

8.Các thung chứa, thùng sơn, dung môi, chát pha loãng, matit, nhựa, các chất dễ cháy phải đậy kín và để trong kho đã quy định, ở đó phải có thiết bị thông gió. Cũng có thể xếp chúng ở ngoài bãi, nh|ng bãi đó phải cách xa các gian sản xuất một khoảng cách an toàn.

Giẻ lau sơn, lau dầu mỡ phải tập trung lại trong những thùng kim loại có nắp, sau mỗi ca phải mang đổ vào nơi quy định.

IV.Yêu cầu đối với công nhân viên

1.Tất cả những người trước khi vào làm các công việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua khám sức khoẻ sơ bộ và sau đó phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.

2.Công nhân, kĩ sư, kĩ thuật viên trước khi vào làm việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua huấn luyện, được hướng dẫn và kiểm tra kiến thức về kĩ thuật an toàn đồng thời phải nắm đ|ợc:

a.Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất có liên quan đến công việc mình sẽ làm, các chất độc hại trong thành phẩm của vật liệu sẽ sử dụng, tính chất và tác dụng của chúng đối với cơ thể con ng|ời;

b.Trình tự công việc sẽ thực hiện và tình hình nơi làm việc của mình;

c.Kĩ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất, kĩ thuật phòng chống cháy;

d.Các phương pháp cấp cứu;

e.Các quy tắc vệ sinh cá nhân;

f.Các quy tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Công nhân viên phải được hướng dẫn lại và kiểm tra kiến thức kĩ thuật an toàn ít nhất một năm một lần.

Mỗi lần thay đổi quy trình công nghệ, thay đổi thiết bị, thay đổi điều kiện làm việc cũng như sau mỗi lần vi phạm quy tắc an toàn, ngoài kế hoạch huấn luyện định kì phải tổ chức hướng dẫn thêm công nhân về an toàn lao động và kĩ
thuật phòng chống cháy.

V.Yêu cầu đối với việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân

1.Không được phép cho công nhân tiến hành các công việc sơn nếu không có ph|ơng tiện bảo vệ cá nhân phù hợp

2.Việc bảo quản, sử dụng, sửa chữa định kì, làm vệ sinh và bảo dưỡng dự phòng các phương tiện bảo vệ cá nhân phải tiến hành theo đúng các quy định kĩ thuật.

VI. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu an toàn

1.Phải kiểm tra một cách có hệ thống về hàm lượng hơi khí, bụi độc, các chất cháy nổ, điều kiện vi khí hậu trong gian làm việc của công nhân. Giám đốc phải đề ra nội dung và quy định thời hạn kiểm tra phân tích môi trường không khí.

1.1.Mỗi khi sử dụng các loại vật liệu mới, thay đổi công nghệ, thay đổi chế độ làm việc cải tạo thông gió, phải tiến hành khảo sát môi trường không khí.

1.2.Việc kiểm tra môi trường không khí theo yêu cầu vệ sinh, phải bao gồm việc xác định nồng độ hơi, khí và bụi trong không khí, cũng như vi khí hậu ở vùng làm việc.

Việc kiểm tra an toàn cháy nổ trong môi tr|ờng không khí cần tiến hành tại chỗ có nhiễu khả năng cháy nhất hoặc ở chỗ tập trung nhiều chất dễ cháy.

2.Việc kiểm tra định kì mức độ an toàn của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, cũng như trong khi thay đổi công nghệ sản xuất, phải được tiến hành theo quy định của cơ quan thanh tra Nhà nước.

Rate this post
Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:
fb-share-icon989
Tweet 2k

Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng





    • Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

    • 094.66.15.840

    • sales@oct.vn

    bài viết liên quan

    Betong tu len

    Trình tự đổ Bê tông tự lèn

    Công Nghệ Thi Công Bê Tông Tự Lèn Việc chế tạo bê tông tự lèn cần được tiến hành tại...

    Xem chi tiết
    vua-tu-san-phang

    Vữa tự san phẳng hoàn thiện nền cải tạo sàn nội thất

    Hiện nay vữa tự san phẳng ngày càng được dùng phổ biến khi yêu cầu độ phẳng, nhẵn mịn, chất...

    Xem chi tiết
    do-be-tong-san

    Phương pháp thi công sàn bê tông

    Thi Công Sàn Bê Tông Nền Nhà Xưởng Tiêu Chuẩn Bê tông được hình thành khi trộn các thành phần:...

    Xem chi tiết
    vua chong tham mova

    Vữa chống thấm Mova

    Dựa trên nguyên lý khoa học thì một trong những nguyên nhân làm cho các kết cấu của ngôi nhà...

    Xem chi tiết
    be-tong-chong-tham-silicafume

    Tăng tính chống thấm bê tông bằng silicafume tro bay

    Sử dụng silicafume và tro bay thay thế xi-măng trong thành phần cấp phối hợp lý sẽ nâng cao tính...

    Xem chi tiết
    ky thuat xoa nen be tong

    Kỹ thuật xoa nền bê tông

    Trong thi công xây dựng công trình thì việc làm phẳng mặt bê tông nền hoặc sàn là công việc...

    Xem chi tiết