Vữa xây dựng
Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụ gia. Các thành phần này được nhào trộn theo tỷ lệ thích hợp, khi mới nhào trộn hỗn hợp có tính dẻo gọi là hỗn hợp vữa, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực gọi là vữa.
Vữa trong xây dựng
Phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của hỗn hợp vữa và vữa.
- Đặc điểm của vữa là chỉ có cốt liệu nhỏ, khi xây và trát phải trải thành lớp mỏng, diện tích tiếp xúc với nền xây, với mặt trát và với không khí khá lớn, nước dễ bị mất đi, do đó lượng nước nhào trộn vữa cần lớn hơn so với bê tông.
- Do không có cốt liệu lớn nên cường độ chịu lực của vữa thấp hơn so với bê tông khi sử dụng cùng lượng và cùng loại chất kết dính.
Phân loại vữa xây dựng
Vữa xây dựng được thường được phân loại theo loại chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng của vữa
-Theo chất kết dính: chia ra vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao và vữa hỗn hợp (xi măng – vôi; xi măng – đất sét).
-Theo khối lượng thể tích: chia ra vữa nặng ρv > 1500 kg/m3, vữa nhẹ ρv ≤1500 kg/m3.
-Theo công dụng: chia ra vữa xây, vữa trát, vữa láng, lát, ốp, vữa trang trí v.v… để hoàn thiện công trình, vữa đặc biệt như vữa giếng khoan, vữa chèn mối nối, vữa chống thấm v.v…
Vật liệu chế tạo vữa xây dựng
Chất kết dính
Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măng pooclăng, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch cao xây dựng v.v…
- Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ và độ ổn định trong điều kiện cụ thể.
Trong môi trường khô nên dùng vữa vôi mác 4. - Để đảm bảo cường độ và độ dẻo nếu không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng vữa hỗn hợp mác 10 – 75. Trong môi trường ẩm ướt nên dùng vữa xi măng mác 100 – 150.
- Vôi rắn trong không khí thường được dùng ở dạng vôi nhuyễn hoặc bột vôi sống. Nếu dùng vôi nhuyễn phải lọc sạch các hạt sạn.
- Thạch cao thường được sử dụng để chế tạo vữa trang trí, vì có độ mịn và bóng cao.
Cốt liệu
Cốt liệu cát là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho vữa và làm tăng sản lượng vữa.
- Để chế tạo vữa có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng.
- Chất lượng cát có ảnh hưởng nhiều đến cường độ của vữa.
- Cát phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu theo bảng 1.
Mức theo mác vữa | Nhỏ hơn 75 | Lớn hơn hoặc bằng 75 |
---|---|---|
1- Môđun độ lớn không nhỏ hơn | 0,7 | 1,5 |
2- Sét, các tạp chất ở dạng cục | không có | Không có |
3- Lượng hạt lớn hơn 5 mm | không có | không có |
4- Khối lượng thể tích, kg/m3, | không nhỏ hơn1150 | không nhỏ hơn 1250 |
5- Hàm lượng bùn, bụi sét bẩn,%, | không lớn hơn 10 | không lớn hơn 10 |
6- Hàm lượng muối sunfat, sunfit tính ra SO3 theo % khối lượng cát, | không lớn hơn 2 | không lớn hơn 1 |
7- Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, %, | không lớn hơn 35 | không lớn hơn 20 |
Phụ gia
-Khi chế tạo vữa có thể dùng tất cả các loại phụ gia như bê tông.
-Bao gồm phụ gia vô cơ: như đất sét dẻo, cát nghiền nhỏ, bột đá puzolan hoặc phụ gia hoạt tính tăng dẻo.
-Việc sử dụng phụ gia loại nào, hàm lượng bao nhiêu đều phải được kiểm tra bằng thực nghiệm.
Nước
Nước dùng để chế tạo vữa là nước sạch, không chứa váng dầu mỡ, lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l, độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
Tuỳ theo mục đích sử dụng hàm lượng các tạp chất khác phải thoả mãn TCVN 4506 :1987.
Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng
Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
094.66.15.840
sales@oct.vn