Chống thấm khe hở giữa hai nhà
Làm thế nào để chống thấm khe hở tiếp giáp giữa 2 nhà?
Khe hở tiếp giáp giữa hai nhà (khe co giãn) hình thành trên cơ sở 1 công trình vừa mới xây xong, tường đã trát và một công trình đã hoàn thiện cũ trước đó. Thi công sát nhau không cùng một thời gian, nhà xây sau không trát được khe tường tiếp giáp, không lắp đặt được máng thoát nước và do cả sự co lún không đồng đều giữa 2 móng nền.
Khi trời mưa, theo nguyên tắc nước chảy từ chỗ cao xuống thấp sẽ chui vào khe hở giữa hai nhà. Đẩu tiên sẽ thấm vào nhà mới xây do tường bên đó không trát vữa xi măng bên ngoài, sau đó nước sẽ tiếp tục hành trình đi hướng xuống đất. Trong quá trình di chuyển đó nếu tường nhà xây trước bị phong hóa, có khe nứt thì trước sau cũng sẽ bị thấm, tuy nhiên chậm hơn nhà mới xây.
Hiện tượng thấm dột này dẫn đến tình trạng tường nhà 2 bên sẽ bị ẩm mốc, ố vàng cả trong và ngoài tường, lâu ngày dẫn đến tình trạng phồng rộp lớp sơn làm tường bị giảm yếu. Hiện trạng này gây mất thẩm mỹ, rêu mốc ảnh hưởng đến sức khỏe gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Bởi vậy phải xử lý khe hở tiếp giáp giữa hai nhà trên mái để chặn nước, có rất nhiều cách để chống thấm tùy thuộc cao độ hai công trình. Trong nội dung này chúng tôi giới thiệu 2 phương pháp xử lý bằng tôn lá và bơm keo trám khe sikaflex
Công trình xây mới cao hơn công trình xây cũ
- Sử dụng tôn phẳng và mỏng dày 0,1 mm – 0,5 mm hay mỏng hơn để chắn nước.
- Nếu có điều kiện kinh tế chúng ta dùng tấm inox, bền và sử dụng lâu hơn
- Tuyệt đối không dùng tôn dày, nguyên nhân do sau thời gian sử dụng lớp vữa trát sẽ bị lún nhẹ gây hiện tượng đứt gãy hay bật tung lớp vữa trát làm tường tiếp tục thấm
- Đóng tôn vào tường gạch xây sau đó chúng ta trát đè lên
- Đoạn tôn hay inox có bề rộng khoảng 30 Cm cho đến 50 Cm
- Đóng tôn mỏng ở vị trí cao hơn khe hở tiếp giáp để khi công trình mới lớp vữa trát bị lún xuống vài Cm thì đoạn tôn này vẫn đảm bảo có độ dốc từ trên xuống dưới để nước mưa thoát nhanh và không ngấm vào khe.
- Chiều dài đoạn tôn hay inox này phải đủ dài để che phủ toàn bộ khe tiếp giáp.
- Sau thời gian từ 5 năm đến 7 năm thì lớp tôn này sẽ bục vỡ, hư hỏng, hết giá trị sử dụng, chúng ta sẽ tháo bỏ lớp tôn đó ra và xử lý lại
Công trình mới xây thấp hơn công trình xây trước
- Cần phải đóng đinh cố định lớp tôn hay inox này lên tường
- Dùng phụ gia keo poly urethane đàn hồi thích hợp như sikaflex construction ap để bơm trám kín khe hở giữa tôn ghép và tường
- Phần nước mưa chảy trên tường nhà xây trước gặp đoạn tôn này sẽ bị đẩy ra và chảy xuống mái nhà xây mới.
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu một cách chống thấm khe hở tiếp giáp giữa hai nhà, thi công đơn giản, dễ dàng nhanh chóng.
Hiệu quả chống thấm theo phương án này là trên 5 năm, có nhiều phương án khác có độ bền và thời gian sử dụng lâu hơn như:
Xử lý chống thấm khe giữa 2 nhà bằng:
- màng chống thấm sika bi tum tự dính sika multiseal,
- băng keo chống thấm PolyUrethane bám chặt, siêu chắc
- keo bọt soudal souda foam 1k Pu
Hay chống thấm triệt để, bền vững bằng cách thi công dán màng khò nóng sika bitumseal
Nếu quan tâm Bạn liên hệ với Chúng tôi để yêu cầu tư vấn miễn phí, xin mời xem thêm cách chống thấm nhà tại https://oct.vn/su-dung-sika
Chúc Bạn thành công
Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng
Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
094.66.15.840
sales@oct.vn