xu-ly-chong-tham-tran-nha-ban-cong

Phương pháp tốt nhất để xử lý chống thấm trần nhà

Những vệt nước loang lổ, sơn trần nhà bị bong tróc khi vào mùa mưa sẽ khiến nhà bị mất thẩm mỹ và gây ra không ít phiền phước. Dưới đây Phương Đông sẽ giới thiệu các phương pháp xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả để mọi người biết đến và có biện pháp thi công thích hợp.

Nguyên nhân gây thấm trần nhà 

Để xử lý chống thấm trần nhà thì trước tiên cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm nước. 

Trần nhà bị thấm nước là do nhà bị xuống cấp, thời gian sử dụng lâu dần và khi bị nước tác động trong thời gian dài sẽ xuất hiện những vệt nước loang lổ khắp trần nhà. 

chong tham tran nha

Có thể do sàn mái bị rạn, không chỉ chịu sự tác động của nước khi trời mưa mà còn chịu tác động của nhiệt độ. Điều này thường xuyên gây ra vết nứt nghiêm trọng và sẽ tạo điều kiện cho nước thâm nhập vào bê tông và tạo thành dòng. 

Lâu dần sẽ lan ra đó là lý do vì sao bạn nhìn thấy những vết nước loang ra không khô đi khi trời đã ngừng mưa

Đối với những nhà cao tầng thì việc nước bị thấm từ tầng trên xuống tầng dưới là chuyện rất thường hay xảy ra. Nhất là ở vị trí sân thượng, ban công khu vực phơi đồ, nhà tắm là nơi dễ bị thấm xuống tầng nhà dưới nhất. 

Một phần cũng là do lỗi thi công dùng vật liệu kém chất lượng, dẫn đến khi sử dụng thời gian dài sẽ dễ bị xuống cấp công trình. 

Khi đó chủ nhà còn phải tốn nhiều tiền, chi phí cho việc sửa chữa và thi công chống thấm. 

Vì vậy mà ngay từ mới đầu xây nhà, nên chú trọng thời việc chống thấm trần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình, không gây nhiều bất tiện khi sinh hoạt trong nhà. 

Phương pháp xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả

Dưới đây, Phương Đông chúng tôi sẽ giới thiệu đến một số phương pháp xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả

chong tham tran nha kova ct11a

Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm Kova 

Dùng kova ct 14 với khả năng co giãn tuyệt vời nên có thể che lấp bất kỳ bề mặt nào có vết nứt. Kova CT14 được tổng hợp từ Alkylsiloxan và Aliphatic của Polyrethane, khi khô tạo thành mạng lưới không gian bền vững và bền với thời gian. 

Vật liệu chống thấm an toàn không tan trong axit hay môi trường nước mặn tấn công. 

Đồng thời khô nhanh và phù hợp với tình trạng khí hậu thay đổi ở Việt Nam, dễ thi công. 

Khi thi công thì làm sạch bề mặt cần thi công, sau đó rửa sạch và để khô. Tiếp đến dùng dụng cụ chuyên dùng đục phần nứt ra và trám lại khe nứt bằng KOVA CT14.

Kế tiếp sử dụng Kova Ct 11a lăn quét chống thấm cho trần nhà, tác dụng che phủ chống nước bề mặt bê tông, vữa tô xi măng và các bề mặt vật liệu xây dựng khác.  

Công thức trộn hỗn hợp KOVA CT14 khi trám trét

Khuấy dung dịch MO dạng sữa với bột chống thấm CT14 với tỷ lệ 1:1.25. 

Dùng bay, bàn chà trét hỗn hợp lên vết nứt và miết chặt hỗn hợp để tăng độ bám cũng như độ đều. Chú ý tới những vị trí có khả năng bị thấm dột nhiều, sau hai ngày thì tô xi măng cát lên bề mặt, chú ý độ dày để bảo vệ lớp chống thấm 

Chống thấm trần nhà bằng Sika 

Các sản phẩm chống thấm Sika membrane, sika 1f hay sikalastic 590 đều thi công ở dạng lỏng và có khả năng thẩm thấu cao, chống nước tốt. 

Dễ thi công và hiệu quả mang lại triệt để, dù trần nhà bạn là chất liệu gì thì cũng có thể sử dụng chống thấm Sika. 

Vật liệu chống thấm an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường, không yêu cầu nhiều kỹ thuật khi thi công 

Thực hiện chống thấm với Sika 

Khuấy đều Sika trước khi thi công, và đục phần rỗ tổ ong, vết nứt cần trám lại. Tiếp đến đổ Sikaproof membrane vào rãnh, khe nứt đã đục ra trên trần, có thể gia cường bằng lưới thủy tinh chống thấm

chong tham tran nha sika 1f

Sử dụng thêm phụ gia chống thấm sika latex che phủ bảo vệ bên trên lớp vừa hoàn thiện xong. Kiểm tra điều kiện môi trường trước khi thi công để có thời gian nghỉ cho lớp chống thấm khô hẳn.

Tiến hành lăn quét sika 1f chống thấm pha xi măng hai lớp lên toàn bộ diện tích cần chống thấm 

Khi đã hoàn thành thì kiểm tra qua để xem chất lượng thi công đã ổn định hay chưa.

Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.

Chống thấm trần nhà bê tông với màng chống thấm 

Màng chống thấm ở dạng tấm vừa chịu nhiệt và kháng nước. Không chịu tác động của các dung dịch muối, kiềm.. 

Thi công đơn giản, có thể ứng dụng với trần nhà bê tông, an toàn với con người và thân thiện với môi trường. 

Có thể sử dụng màng chống thấm khò nhiệt hoặc màng chống thấm tự dính để thi công chống thấm trần nhà mình. 

chong tham tran nha mang hdpe

Chống thấm tự dính bề mặt có màng HDPE chịu nhiệt nhưng sẽ lộ mối nối giữa các tấm với nhau. Còn màng chống thấm khò nhiệt sẽ cần phải khò nhiệt tác động nhiệt để tạo kết dính giữa màng và bề mặt công trình. 

Khi thi công thì chú ý vệ sinh bề mặt sau đó quét lớp tạo độ bám dính primer và dán màng lên bề mặt thi công. 

Đối với màng chống thấm tự dính thì ta không cần tác động nhiệt, dễ dàng thi công nguội. Còn với màng chống thấm khò nhiệt, cần phải khò ở nhiệt độ thích hợp và tay nghề thi công chuyên nghiệp để lớp màng bám chặt vào bề mặt thi công. 

Quy trình các bước chống thấm trần nhà bê tông tại otc.vn

Quy trình cơ bản chống thấm trần nhà tại công trường 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt 

Chuẩn bị vệ sinh bề mặt để có hiệu quả chống thấm tối ưu. Vì thế mà sân thượng, ban công cần phải được vệ sinh rong rêu, dầu mỡ, xi măng bị tróc. 

Sau đó sẽ trực tiếp thi công trên bề mặt bê tông để tối ưu khả năng kháng nước, đồng thời đảm bảo lớp chống dột có thời hạn sử dụng lâu hơn. 

Tốt nhất là nên chú trọng thi công chống thấm ngay khi xây dựng, để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của cả ngôi nhà. 

Bước 2: Chống thấm 

Trước tiên thì cần tạo một lớp vữa bề mặt để lấp kín những lỗ hổng, vết nứt trên bề mặt sân thượng, ban công. 

Tùy theo bề mặt sân thượng, ban công như thế nào để có thể sử dụng loại vữa phù hợp. Hơn nữa trên thị trường hiện nay các sản phẩm vữa vô cùng nhiều. Quý khách có thể tham khảo thêm sản phẩm tại 

https://oct.vn/san-pham-chong-tham/

Nên quét 2 lớp để đảm bảo bề mặt bê tông hoàn hảo, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 tiếng. 

Bước 3: Sử dụng vật liệu chống thấm 

Khi lớp vữa khô thì sẽ sử dụng tới vật liệu chống thấm phù hợp, có thể là Sika hoặc Kova. Cũng có thể sử dụng màng chống thấm, đối với khi sử dụng màng chống thấm thì nên quét lớp lót để tăng độ bám dính trên bề mặt, sau đó sử dụng màng và thi công. 

Trên cùng nên phủ hồ để bảo vệ lớp chống thấm, bảo vệ màng chống thấm để không bị rách màng hay hỏng do quá trình thi công gây ra. 

Bước 4: Kiểm nghiệm 

Kết thúc thi công chống thấm thì nên để lớp phủ khô và sau đó tiến hành quây công trình, bơm nước để kiểm tra liệu công trình có đạt hiệu quả không. 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về việc thực hiện chống thấm trần nhà. Đảm bảo an toàn cho nhà ở và sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. 

Và nếu như quý khách hàng tìm kiếm đơn vị thi công chống thấm trần nhà có thể liên hệ tới Công ty Phương Đông chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm đồng thời chúng tôi cũng cung cấp vật liệu chống thấm an toàn, chất lượng cao. 

Chúng tôi tiếp nhận tư vấn từ xa và tư vấn trực tiếp tại văn phòng, thông tin liên hệ chi tiết qua zalo, Fb hay gọi điện thoại trực tiếp đến 0946615840 

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

5/5 - (1 bình chọn)
Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:
fb-share-icon989
Tweet 2k

Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng





    • Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

    • 094.66.15.840

    • sales@oct.vn

    bài viết liên quan

    thi cong phun polyurea chong tham

    Các bước thi công polyurea chống thấm bảo vệ công trình

    Sau khi lựa chọn, tập kết nguyên liệu, thiết bị tại hiện trường, công nghệ phun polyurea tạo màng lên...

    Xem chi tiết
    chuan-bi-be-mat-chong-tham

    Chuẩn Bị Bề Mặt Chống Thấm Đạt Tiêu Chuẩn

    Mục đích công tác chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm là để cải thiện độ bám dính, phục...

    Xem chi tiết
    chong-tham-khe-ho-giua-hai-nha-lien-ke

    Chống thấm khe hở giữa hai nhà

    Làm thế nào để chống thấm khe hở tiếp giáp giữa 2 nhà?  Khe hở tiếp giáp giữa hai nhà (khe...

    Xem chi tiết
    qui-trinh-chong-tham

    Qui trình chống thấm shell flintkote 3 cho công trình

    Thực hiện đúng cách thi công lớp chống thấm shell flintkote no3 che phủ kín bề măt vật liệu tạo...

    Xem chi tiết
    chong-tham-nha

    Làm thế nào để chống thấm nhà toàn diện hiệu quả?

    Thời điểm tốt nhất để chống thấm nhà là trong quá trình xây dựng mới, thi công cả nội ngoại...

    Xem chi tiết
    vua-chong-tham-sika

    Vữa chống thấm Sika ngăn chặn nước bảo vệ công trình

    Lớp phủ gốc xi-măng po-ly-mer còn được gọi là vữa chống thấm, vật liệu dạng lỏng bao gồm nhũ tương...

    Xem chi tiết