Kích thước sân Bóng đá
Kích thước và bề mặt sân bóng đá
Sân bóng đá là một loại hình sân thi đấu của bộ môn Bóng đá. Quy định về kích thước sân bóng đá 5 người, 7 người, 11 người thi đấu trong nhà thể thao có mái che sử dụng chiếu sáng nhân tạo hay sân ngoài trời. Yêu cầu bề mặt sân bóng đá đủ điều kiện để tổ chức giảithi đấu được quy định bởi Luật bóng đá
Xem chi tiết Luật Bóng đá từ Ủy ban thể dục thể thao (UBTDTT) ban hành và được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu bóng đá trong toàn quốc và thi đấu quốc tế ở nước ta:
- Luật Bóng đá 7 người gồm 17 điều luật
- Luật Bóng đá 5 người gồm 18 điều và một phụ lục
- Luật Bóng đá 11 người gồm hai Phần, 17 Điều luật và phụ lục hướng dẫn bổ sung Luật.
A.Kích thước sân Bóng đá
- Trong những trận đấu quốc tế, kích thước của sân phải là: chiều dọc 38 – 42m và chiều ngang là: 18 – 22m.
- Trường hợp đường biên ngang có kích thước: 15m đến 16m thì bán kính của cung 1/4 vòng tròn phải là 4m.
- Nhưng điểm phạt đền thứ nhất vẫn cách xa điểm giữa của đường cầu môn 6m.
- Trong những trận đấu giữa các câu lạc bộ có thể dùng mặt sân bằng cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo hoặc bằng đất nhưng không được dùng trong những trận đấu quốc tế.
I.Sân bóng đá mini 7 người
1. Sân thi đấu hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ, cụ thể:
– Đường biên dọc: 50m đến 75m
– Đường biên ngang: 40m đến 55m
2. Đường thẳng song song và cách biên ngang 13m, chạy suốt chiều ngang sân. Gọi là đường 13m.
3. Các đường giới hạn đều không quá rộng hơn 12cm.
4. Đường giới hạn nửa sân kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau.
– Ở giữa đường nửa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm đó làm tâm kể đường tròn bán kính 6m, đó là đường trong giữa sân.
5. Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
6. Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 13m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 13m, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 9m – Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 6m, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt đền 9m.
7. Cột cờ góc:
Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50.
8. Cung phạt góc:
Từ tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
9. Cầu môn:
Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn. Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 6m, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2,10m (tính từ mép dưới xà ngang).
Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn.
II.Sân bóng đá mini 5 người
1. Kích thước:
Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân.
2. Các đường giới hạn:
Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Ở chính giữa đường giới hạn này có một điểm rõ ràng gọi là tâm của sân. Lấy điểm này làm tâm, kể một vòng tròn có bán kính 3m.
3. Khu phạt đền:
Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song và cách đều đường biên ngang (đường cầu môn) 6m. Khu vực trong giới hạn bởi những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Đường giới hạn này gọi là đường 6m.
4. Điểm phạt đền thứ nhất:
Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ nhất.
5. Điểm phạt đền thứ hai:
Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ hai.
6. Cung đá phạt góc:
a. Lấy tâm là giao điểm của biên dọc và biên ngang của mỗi góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc.
b. Có thể kẻ phía ngoài sân một đoạn thẳng vuông góc với đường biên ngang cách điểm góc sân 5m để xác định vị trí đứng của cầu thủ đội phòng thủ khi đối phương thực hiện quả phạt góc.
7. Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội bóng:
Trên đường biên dọc phía đặt ghế ngồi của cầu thủ dự bị, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ dự bị của đội mình. Khu vực này nằm trên đường biên dọc có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.
Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi để việc thay người của đội bóng được thuận lợi.
8. Khung cầu môn:
Ở giữa mỗi đường biên ngang có một khung cầu môn, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách nhau 3m (tính từ mép trong) được nối với nhau bằng xà ngang song song và cách mặt sân 2m (tính từ mép dưới xà). Bề rộng và bề dày của cột dọc, xà ngang phải cùng kích thước là 8cm.
Khung cầu môn có thể tháo rời được, nhưng trước trận đấu phải lắp đặt chặt chẽ, an toàn và gắn cố định xuống mặt sân. Lưới phải có khung đỡ thích hợp phía sau cầu môn và được mắc chắc chắn vào xà ngang, cột dọc và mặt sân
III.Sân bóng đá 11 người
1. Kích thước:
Sân thi đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang.
- Chiều dài: Tối thiểu: Tối đa: 90m 120m
- Chiều rộng: Tối thiểu: Tối đa: 45m 90m
Sân thi đấu quốc tế:
- Chiều dài: Tối thiểu: Tối đa: 100m 110m
- Chiều rộng: Tối thiểu: Tối đa: 64m 75m
2. Các đường giới hạn:
Chu vi của sân được xác định bởi các đường giới hạn:
- Hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc.
- Hai đường giới hạn ngắn hơn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang.
- Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12cm.
- Đường giới hạn nửa sân kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Ở giữa đường nửa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm dó làm tâm kẻ đường tròn bán kính 9m15, đó là đường tròn giữa sân.
3. Khu cầu môn:
- Từ điểm cách cột dọc 5m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m50, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó.
- Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
4. Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 16m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song vuông góc với biên ngang và có độ dài 16m50, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó.
- Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
- Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 11m – Đó là điểm phạt đền.
- Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 9m15, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt 11m.
5. Cột cờ góc:
- Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50.
- Phía ngoài đường giữa sân cách 2 đường biên dọc tối thiểu 1m có thể đặt 2 cột cờ.
6. Cung phạt góc: Từ tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
7. Cầu môn: Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn.
- Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 7m32, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2m44 (tính từ mép dưới xà ngang).
- 4 Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12cm.
- Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn.
- Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn.
- Chất liệu lưới cầu môn phải bằng sợi vải, sợi đay hoặc sợi ny lon. Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng.
8. Sự an toàn: Cầu môn phải được gắn một cách chắc chắn xuống mặt sân. Những cầu môn lắp ráp cũng có thể được sử dụng nếu đảm bảo đủ những yêu cầu của Luật.
B. Bề mặt sân bóng đá
- Mặt sân phải bằng phẳng và không thô nhám.
- Mặt sân bằng cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo hoặc bằng đất
- Khuyến khích nên dùng mặt sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu tổng hợp.
- Không được dùng mặt sân bằng bê tông hoặc tráng nhựa đường.
Mặt sân bóng đá cỏ tự nhiên
Mặt sân bóng đá cỏ nhân tạo
Mặt sân bóng đá bằng đất
Mặt sân bóng đá bằng vật liệu tổng hợp
Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng
Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
094.66.15.840
sales@oct.vn