Các bước thi công polyurea chống thấm bảo vệ công trình
Sau khi lựa chọn, tập kết nguyên liệu, thiết bị tại hiện trường, công nghệ phun polyurea tạo màng lên bề mặt sẽ trải qua ba giai đoạn : chuẩn bị bề mặt, trộn 2 thành phần và gia công phun. Chất lượng của lớp màng phun polyurea phụ thuộc vào bốn yếu tố: nhà sản xuất vật liệu, thiết bị thi công, người giám sát và người thi công trực tiếp
Công nghệ thi công polyurea phun tạo màng chống thấm bảo vệ
Lựa chọn vật liệu polyurea
Vật liệu phun, vật liệu sửa chữa và các vật liệu liên quan phải được cung cấp bởi một nhà sản xuất hoặc được nhà sản xuất đề xuất để đảm bảo tính tương thích giữa các hóa chất, liên kết hóa học, độ bám dính và không xảy ra phản ứng bất lợi giữa các loại vật liệu.
MasterSeal 878 là màng chống thấm gốc polyurea, hai thành phần, không dung môi, hiệu suất cao, có khả năng kháng hóa chất thông thường. Sản phẩm phù hợp để chống thấm cho các kết cấu lớn tiếp xúc với nước xâm thực, chứa nước uống được và các kết cấu chứa khác..
Độ dày và mật độ của màng phun phải đảm bảo hệ số thấm <10-7 cm/s. Các tính chất vật lý của polyurea vật liệu phun không được nhỏ hơn các giá trị trong bảng
Chỉ Tiêu
Đơn Vị
Tiêu Chuẩn
Yêu Cầu
Vật liệu polyurea
Độ cứng shore A
-
Din 53505
80
>80
Độ cứng shore D
-
Din 53505
35
-
Độ bền kéo
N/mm2
Din 53504
9
>14
Độ bền xé
N/mm
Din 53515
80
>70
Độ giãn dài
%
Din 53504
175
>550
Chống đâm thủng
psi
ASTM D 751
25
>80
Bước 1:Chuẩn bị
Vật liệu phun và các vật liệu liên quan phải được đựng trong các gói, thùng và hộp nguyên vẹn, còn mới, chưa mở nắp, được đánh dấu rõ ràng với các dấu hiệu nhận biết của nhà sản xuất. Hướng dẫn, hạn sử dụng phải được in và dán trên hộp của mỗi thành phần.
Vật liệu phải được lưu trữ và vận chuyển trong các thùng chứa kín trong khu vực khô ráo, thông thoáng với nhiệt độ môi trường từ 15-32 oC. Khu vực này đồng thời cũng cần đảm bảo an toàn với người, động vật và tránh xa các tác nhân cháy nổ
Chuẩn bị bề mặt
Việc chuẩn bị bề mặt là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình phun polyurea. Khi phun trực tiếp, bề mặt phun cần phải sạch sẽ, khô, không chứa dầu, mỡ, bụi và các chất có nguy cơ làm giảm độ bám dính. Để đảm bảo vật liệu phun gắn chặt vào bề mặt, các tác nhân ô nhiễm phải được làm sạch bằng cách sử dụng hóa chất thích hợp hoặc lăn vật liệu tăng cường bám dính
Khi phun màng áp lực lên bề mặt hồ thải, nền hồ phải được đầm chặt, tạo phẳng, loại bỏ toàn bộ đất đá sắc cạnh để tránh nguy cơ chọc thủng lớp màng phun. Thông thường, vải địa kỹ thuật sẽ được sử dụng để vừa cải tạo bề mặt phun, vừa gia tăng cường độ của màng phun áp lực
Polyurea có thể sử dụng kết hợp với một trong ba loại vải địa kỹ thuật là: dệt, không dệt và kéo sợi, phù hợp với lớp phủ Polyurea được sử dụng và yêu cầu chống thấm của màng phun áp lực. Khi chọn vải địa kỹ thuật, phải xét đến các tính chất cơ học, độ bám dính của lớp phủ Polyurea, trọng lượng, màu sắc và độ dày.
Vải địa kỹ thuật phải được che chắn và bảo vệ cẩn thận, đảm bảo khô trước và trong khi phun, được trải nhẹ nhàng, không nhăn nheo, không bị căng và không tạo các nếp gấp. Khoảng cách chồng mí giữa hai tấm vải địa kỹ thuật từ 15-20 Cm.
Bước 2:Trộn
Do tốc độ xử lý Polyurea cao và thời gian trộn ngắn, các sản phẩm được trộn ở áp suất cao. Khi phun tại hiện trường, tỷ lệ pha trộn thành phần hỗn hợp tốt nhất là 1:1. Áp suất phù hợp sẽ thay đổi trong khoảng từ 150-250 bar.
Độ nhớt của các sản phẩm ở nhiệt độ phun lý tưởng cần phải thấp hơn 100 mPa.s và độ nhớt của hai thành phần cần phải tương đương nhau.
Trước khi phun, vật liệu phải được gia nhiệt trong máy phun. Để ngăn chặn sự ngưng tụ, nhiệt độ môi trường trong quá trình phun có thể thấp, nhưng phải đảm bảo nhiệt độ cơ chất lớn hơn điểm sương 3°C đối với Pure Polyurea tinh khiết.
Trước khi sử dụng, vật liệu phải được điều hòa đến nhiệt độ tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà sản xuất Polyurea.
Sử dụng một máy phun được thiết kế đặc biệt, hai thành phần này được gia nhiệt làm nóng trước và được phun để tạo thành màng chống thấm, đàn hồi cao, đóng rắn nhanh
Bước 3:Thiết bị phun polyurea
Thiết bị phun màng áp lực khá phức tạp do chúng phải tạo các thông số đầu ra như đã nêu ở trên. Ngoài ra, thiết bị này còn cung cấp các phương tiện để kiểm soát áp suất và nhiệt độ của các thành phần cụ thể trong khi phun. Các cảm biến được đặt trong các bộ phận chính của thiết bị giúp người vận hành có thể kiểm soát hoàn toàn các thông số của hỗn hợp phun.
Thiết bị phun Polyurea là một thiết bị có bộ phận gia nhiệt và hệ thống bơm khí nén. Máy phát điện và máy nén khí có thể lắp đặt riêng hoặc tích hợp vào thiết bị.
Máy có bảng điều khiển hệ gia nhiệt, điều chỉnh nhiệt và áp suất bằng kỹ thuật số giảm thiểu thời gian dừng máy, ống dẫn giữ nhiệt trong quá trình phun mà không cần phải cài đặt giúp cho việc kiểm soát điều hòa nhiệt độ vật liệu hạn chế vấn đề sự cố về vật liệu trong quá trình phun.
Từ đó giúp các nhà thầu chuyên nghiệp giảm thiểu nhân công, tiết kiệm vật liệu phun polyurea, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công.
Test mẫu màng polyurea và thi công phun đại trà lên vải địa kỹ thuật
Bước 4:Thi công Phun polyurea
Quá trình phun phải tuân thủ đúng các yêu cầu đảm bảo an toàn liên quan đến các thiết bị điện, máy móc, vật liệu phun và an toàn lao động. Hỗn hợp được phun trên bề mặt được chuẩn bị cẩn thận.
Tiến hành phun 2 lớp, lớp thứ nhất được phun trực tiếp trên bề mặt và lớp thứ hai phun trực tiếp trên lớp thứ nhất theo phương vuông góc .
Khoảng 100 m2 thì tiến hành kiểm tra độ dày màng phun bằng kim chia mm để đảm màng đạt độ dày và mật độ theo yêu cầu. Các công trình yêu cầu màng phun có độ dày lớn hơn, có thể phun thành nhiều lớp với quy trình như trên hoặc điều chỉnh tốc độ, lưu lượng phun thích hợp.
Màng phun áp lực có thể sử dụng sau 2 giờ phun, nhưng tốt nhất là sau 72 giờ để phản ứng xảy ra hoàn toàn và đạt được các yêu cầu thiết kế. Bề mặt của màng phun áp lực có khả năng bám dính tốt ngay cả khi vật liệu được phun trong thời gian dài.
Thực tế cho thấy màng phun cùng một dải phun và các vị trí nối tiếp giữa hai đợt phun có tính chất tương tự như màng phun liền mạch, không thấm nước và không có mối nối
Tổng kết
Sử dụng vải địa kỹ thuật và phun lớp phủ để chống thấm bảo vệ lòng hồ chứa nước là giải pháp công nghệ thi công polyurea mang lại hiệu quả cao. Sau thi công polyurea hoàn thiện, lớp màng sở hữu những tính năng cơ lý nổi trội như:
Phản ứng tạo màng nhanh, thi công dễ dàng trên diện tích lớn, không chảy sệ khi phun trên bề mặt thẳng đứng, ứng dụng dễ dàng trên các chi tiết phức tạp.
Liền mạch, không rò rỉ khe nối, liên kết hoàn toàn, loại bỏ sự tích tụ nước phía dưới lớp màng ngay cả khi bị thủng.
Độ bền kéo cao, hàn gắn vết nứt tuyệt vời, sở hữu khả năng chống xé rách cao, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng màng khi sử dụng.
Không dung môi,cải thiện môi trường an toàn lao động
Xin mời xem chi tiết nội dung thi công polyurea bằng thiết bị khuấy, gia nhiệt và phun tại:
“Xây dựng và thử nghiệm công nghệ chống thấm sử dụng màng phun áp lực thay thế màng chống thấm HDPE ở hồ thải quặng đuôi các Nhà máy tuyển khoáng”. Đề tài của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim do ThS. Lê Hữu Khương làm chủ nhiệm
Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hay dịch vụ của Công ty Phương Đông, hãy gửi yêu cầu vào e.mail hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0946615840 zalo/viber/Fb. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể ! Mong giúp được công việc của Quý Khách hàng
Số 22 ngõ 43 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam